Hàng ngày chúng ta vẫn thường thấy tóc mình bị rụng tuy nhiên bạn cần phân biệt đâu là rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Chu kỳ của sợi tóc
Tóc nhiều hay ít tùy thuộc vào di truyền của mỗi người. Trung bình có tổng cộng vài trăm đến vài ngàn sợi tóc trên da đầu và các sợi tóc ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Một chu kỳ sống của sợi tóc trải qua 3 giai đoạn:
Sợi tóc ở giai đoạn này không mọc dài ra nữa, nó kéo dài khoảng 1 – 2 tuần và chỉ chiếm một số lượng ít tóc trên đầu, khoảng 1 – 2 %.
Sợi tóc trong giai đoạn này sẽ dần bị đẩy ra và rụng khỏi da đầu. Sau khi rụng, nang tóc đó sẽ nghỉ ngơi khoảng 3 tháng rồi phát triển lại một chu kỳ mới của sợi tóc và ở giai đoạn này tóc chiếm khoảng 8 – 9 % sợi tóc trên đầu.
Trung bình một người có khoảng vài trăm đến vài ngàn sợi tóc trên da đầu. 8 – 9% trong số đó ở giai đoạn thoái triển nên mỗi ngày sẽ có khoảng 80 – 100 sợi tóc bị rụng đi. Vậy tóc rụng là tình trạng sinh lý diễn ra ở tất cả mọi người. Mỗi người sẽ mất khoảng dưới 100 sợi tóc mỗi ngày. Bạn có thể yên tâm rằng, tóc sẽ không bị rụng vĩnh viễn và mỏng đi. Các nang tóc còn lại sau khi sợi tóc rụng khỏi sẽ nghỉ ngơi một khoảng thời gian rồi mọc dài trở lại.
Tóc rụng là vấn đề diễn ra thường xuyên gần như mỗi ngày. Tuy nhiên, tóc rụng trở nên bất thường khi:
Tóc rụng nhiều hơn 100 sợi mỗi ngày.
Da đầu thưa thớt.
Tóc rụng thành mảng trắng trên da đầu, gây hói.
* Rụng tóc bẩm sinh: là các bệnh di truyền như: bệnh tóc chuỗi hạt, bệnh tóc nổ hột
* Rụng tóc lan tỏa cấp tính: rụng tóc nhiều từ 120-400 sợi/ ngày. Nguyên nhân thường gặp sau sốt cao, sau sinh, rụng tóc sau sinh ở trẻ em, chấn thương, do thuốc, do tia xạ, một số bệnh mãn tính như lao, cường giáp, suy dinh dưỡng…
* Rụng tóc lan tỏa từ từ:
- Rụng tóc kiểu đàn ông (hói): mất tóc từ từ vùng đỉnh đầu, trán, thái dương; nguyên nhân chủ yếu do di truyền, nội tiết, tăng tiết bã; điều trị thường khó
- Rụng tóc tuổi già
- Rụng tóc do chấn thương: cọ sát do nằm ở trẻ nhỏ, tật nhổ, bứt tóc, duỗi tóc hay bện tóc quá chặt
- Rụng tóc trong bệnh bán cấp và mãn tính như bệnh lao, tiểu đường, thiếu máu, bệnh bạch cầu, suy nhược cơ thể, sau điều trị suy tuyến giáp, sau hóa, xạ trị.
* Rụng tóc khu trú không có sẹo:
- Rụng tóc Pelade ( bệnh trụi tóc)
- Bệnh nấm tóc: một hay nhiều mảng rụng tóc, da đầu đỏ có vảy, tóc bị gãy còn 3-5mm, trên mảng rụng tóc có tóc lành lẫn tóc bệnh xen kẽ. Điều trị sử dụng thuốc kháng nấm
* Rụng tóc khu trú có sẹo:
- Bệnh Favus do nấm Achorion Schonleinii có thể gây hói vĩnh viễn
- Bệnh lupus đỏ mãn tính
- Bệnh Lichen planus: mảng rụng tóc màu hồng có vảy, có tăng sừng
- Xơ cứng bì: tóc rụng vĩnh viễn thành dải
Rụng dưới 100 sợi tóc mỗi ngày là tình trạng sinh lý bình thường. Khi nào số lượng tóc rụng quá mức quy định dẫn đến da đầu thưa thớt hoặc tóc rụng thành từng mảng thì bạn có thể đến khám và tư vấn bởi bác sĩ da liễu, bs sẽ giúp bạn cho lời khuyên và hướng giải quyết tình trạng rụng tóc của bạn nhé!