Mụn trứng cá là gì?
Mụn trứng cá là một bệnh thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên, liên quan đến hệ thống nang lông, tuyến bã. Bệnh có biểu hiện là nổi mụn comedones (đầu đen hoặc trắng) ở vùng mặt và thông thường còn có thể xuất hiện ở cổ, vai, ngực và lưng. Trong các trường hợp bị mụn vừa và nặng, da trở nên ửng đỏ với sự phát triển của các nốt sần gây viêm nhiễm và mụn mủ. Mụn có thể khiến tâm lí căng thẳng, khó chịu kéo dài đồng thời có thể dẫn đến vết thâm (PIH) hoặc để lại sẹo.
Những yếu tố chính góp phần vào sự hình thành của mụn trứng cá
Hiện tượng này xảy ra khi bã nhờn được sản xuất quá nhiều. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sản xuất bã nhờn như hóc-môn, khí hậu, việc dùng thuốc và các yếu tố di truyền.
Sự tăng sừng là hiện tượng lớp sừng (lớp ngoài cùng của biểu bì) phía ngoài da dày lên. Những lớp tế bào chết bị sừng hóa bất thường khiến các ống dẫn của tuyến bã nhờn bị bịt kín làm gián đoạn quá trình tiết bã nhờn. Hiện tượng này khiến các vách nang phình lên, dẫn đến sự hình thành mụn đầu trắng, mụn đầu đen.
Sự có mặt của vi khuẩn thông thường sống trên da propionibacterium acnes phát triển mạnh và thâm nhập các nang bị bịt kín, dẫn đến sự hình thành các nốt sần, mụn mủ, mụn bọc hoặc mụn nang.
Hậu quả của những hiện tượng trên khiến da ửng đỏ và viêm nhiễm. Trong một vài trường hợp, các vách nang vỡ ra ở giai đoạn cuối của quá trình viêm nhiễm. Chất béo, axit béo, tế bào sừng (đã chết), vi khuẩn và các mảnh tế bào được giải phóng, tạo thành các vết viêm nhiễm rộng và sâu ở các mô lân cận gây sẹo.
Các nguyên nhân và yếu tố chính gây nên mụn trứng cá
Hóc-môn đóng vai trò quan trọng dẫn đến sự hình thành mụn trứng cá ở thanh thiếu niên (mặc dù mụn trứng cá có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi). Sự gia tăng một loại nội tiết có tên gọi Androgens ở cả nam và nữ trong độ tuổi dậy thì khiến bã nhờn được sản xuất nhiều hơn mức cần thiết.
Do tuyến bã nhờn đặc biệt nhạy cảm với hóc-môn, mụn trứng cá ở độ tuổi trưởng thành vẫn có thể xuất hiện ở phụ nữ bị mắc các bệnh liên quan đến hóc-môn như hội chứng đa nang buồng trứng.
Vi khuẩn. Ở những người có da bị mụn, sự sản xuất bã nhờn dư thừa tạo một môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn mụn trứng cá thường được xem là vô hại Propionibacterium acnes sinh sôi nảy nở. Điều này gây nên tình trạng viêm nhiễm và sự hình thành của các đốm đỏ hoặc có thể chứa mủ.
Nhiều người cho rằng những người bị mụn trứng cá thường có lối sống không sạch sẽ nhưng thực tế không phải vậy. Ngược lại, thực chất việc vệ sinh quá mức với những sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh còn dễ khiến da bị kích ứng.
Gen cũng được cho là có ảnh hưởng đến sự phát triển của mụn trứng cá ở mỗi người. Chính vì vậy, nếu cả cha và mẹ đều bị mụn trứng cá, tỷ lệ con cái của họ mắc phải cũng sẽ cao hơn.
Tương tự, nếu cha mẹ có mụn trứng cá ở độ tuổi trưởng thành, con cái của họ cũng có nhiều khả năng gặp điều tương tự.
Thuốc. Một số loại thuốc như steroid hoặc lithium (một loại thuốc an thần) được xác định có liên quan đến sự hình thành mụn trứng cá ở một số người.
Các yếu tố khác gây mụn trứng cá
Mặc dù không phải là nguyên nhân gây nên mụn trứng cá, một số yếu tố sau đây có khả năng khiến các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn:
Điều trị các triệu chứng trên da mụn
Mặc dù không có phương pháp đặc trị cho da bị mụn trứng cá, một số liệu pháp có thể rất hiệu quả trong việc ngăn chặn sự hình thành các đốm và sẹo mới, bao gồm các liệu pháp có sự dụng thuốc và không sử dụng thuốc. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của da, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm tẩy trang, làm sạch và chăm sóc da thường xuyên.
Việc tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia da liễu khi bị mụn nhất là trong giai đoạn đầu bị mụn trứng cá rất quan trọng, kể cả đối với những triệu chứng nhẹ, bởi các liệu pháp y tế hiệu quả có thể ngăn chặn sự phát triển của mụn và những hậu quả về sau như thâm mụn, da không đều màu, sẹo mụn...
Một số lưu ý khi thực hiện chăm sóc da