Bệnh nấm da là một bệnh lý rất thường gặp, do các loại vi nấm sợi tơ như: Epidermophyton, Trichophyton, Microporum gây ra. Đây là các vi nấm thích lớp sừng, tấn công chọn lọc vào chất keratin của da, lông, tóc, móng ở người.
Các chủng nấm này phát triển thuận lợi ở môi trường nóng ẩm, có nhiều chất dinh dưỡng và ở cơ thể suy giảm miễn dịch
CÁC BỆNH NẤM DA THƯỜNG GẶP
1. NẤM TÓC VÀ LÔNG
– Do chủng Trichophyton như: Schoenleinii, tonsurans, mentagrophytes, Varietas mentagrophytes, yaoundei, Gourvilii, Violaceum. Thường gây bệnh ở trẻ em và lứa tuổi dậy thì. Biểu hiện là nhiều mảng rụng tóc nhỏ, đôi khi có mủ, tóc gãy rất ngắn không đều
– Do chủng Microsporum như: Audouinii, Canis, Ferrugenum, Gypseum. Thường gây bệnh ở trẻ em, thường lây từ chó, mèo sang người. Biểu hiện là những mảng rụng tóc lớn tròn, tóc bị xén đều
- Đa số các trường hợp nấm ở râu giống viêm nang lông cấp có mủ
2. NẤM LANG BEN
Nguyên nhân: Pityrosporum Ovale
Biểu hiện:
– Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 15-17 tuổi( tuổi dậy thì)
– Vị trí tổn thương: 1/2 trên thân người( mặt, cổ, ngực, lưng)
– Tổn thương cơ bản : Vết, chấm, mảng loang lỗ, màu trắng nhạt giống bột phấn, hoặc màu hơi hồng, trên mặt da có vẩy cám. Ngứa khi ra nắng, mồ hôi
3. NẤM BẸN
Nguyên nhân: Epidermophyton Inguinales
Biểu hiện:
– Vị trí: Vùng bẹn cả 2 bên, đám tổn thương đối xứng.
– Tổn thương cơ bản: dạng đồng tiền, đán tổn thương có viền bờ,. Ranh giới rõ, trên viền có mụn nước, màu xẫm, giữa tổn thương có xu hướng lành, bề mặt bong vẩy nhẹ, ngứa nhiều
4. NẤM MÓNG
Nguyên nhân: Trichophyton
Biểu hiện:
– Vị trí: ở bờ tự do hoặc vờ mép xung quanh của các móng lúc đầu chỉ 1 móng sau đó lan ra nhiều móng.
– Tổn thương cơ bản: móng bị lỗ rỗ rồi dầy lên và mụn mủn trắng, vàng, móng có thể bị teo, biến dạng móng
5. NẤM KẼ CHÂN
Nguyên nhân
– Trichophyton :Mentagrophytes var, Rubrum
– Epidermophyton Floccosum
Biểu hiện:
– Bệnh thường xảy ra vào mùa hè, đợt mưa dầm, lội bùn bão lụt.
– Vị trí: Kẽ ngón chân 3, 4
– Tổn thương cơ bản: Kẽ ngón chân 3,4: bong xước da có màu hơi vàng, chảy dịch, có thể có mụn nước ở kẽ chân .. Từ đó lan ra các kẽ ngón khác và lan lên mu bàn chân, gan chân
– Dễ bị bội nhiễm gây: mụn mủ, vẩy da, vảy tiết, bàn chân sưng nề, có thể có sốt, nổi hạch bẹn.
ĐIỀU TRỊ NẤM
Tại chỗ có thể dùng một trong các thuốc sau:
LƯU Ý
Cần đến khám bác sĩ, nhất là bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết. Từ các kết quả có được, bác sĩ sẽ tư vấn, chỉ định điều trị đúng bệnh, dùng đúng thuốc. Không nên tự mua thuốc về điều trị không những bệnh không khỏi mà còn làm bệnh nặng thêm.